Digital Performance Marketing là gì? Liệu đây có còn là chiến lược digital tối ưu cho doanh nghiệp B2B hay đã nghiêng mình ‘nhường ngôi’ trước những xu thế mới? Hãy cùng Green Portal tìm hiểu tường tận hơn về hình thức quảng cáo ‘làm mưa làm gió’ một thời này qua bài viết dưới đây để có cái nhìn thấu đáo hơn nhé!

Digital Performance marketing là gì?
Cũng như tên gọi, digital performance marketing là chiến lược theo đuổi hiệu suất tối đa dựa trên mục tiêu đặt ra thông qua các nền tảng số… Nói cách khác với ngân sách có sẵn, nhiệm vụ của các đơn vị triển khai performance marketing là làm thế nào để tối ưu hóa các KPI đặt ra – chẳng hạn như: Nếu mục tiêu của chiến dịch là branding, các KPI cần đạt được có thể là số người tiếp cận (reach), số lượng tương tác (engage) và chi phí cho từng tương tác (CPE)… Nếu mục tiêu của chiến dịch là sales, các chỉ số cần tối ưu thường là số lượng lead, chi phí cho 1 lead (CPL) hoặc số đơn hàng, chi phí cho 1 đơn hàng… (thường được gọi tắt là action và Cost per action với action là thứ doanh nghiệp tự định nghĩa theo mục tiêu quảng cáo) Đạt được số lượng tối đa cho một chỉ số hay tối thiểu hóa chi phí cho một hành động trên paid media (kênh quảng cáo trả phí), đó là performance marketing!5 hình thức digital performance marketing

5 hình thức kinh điển của digital performance marketing
1. Cost per Impression (CPM)
CPM là hình thức mà chi phí được trả cho mỗi 1000 lần hiển thị. Đây là hình thức có độ tương tác không cao nên mức chi phí thường thấp, đơn giản, dễ thực hiện nhưng khó đánh giá chất lượng thực tế (ví dụ liệu quảng cáo có nhắm đúng đối tượng mục tiêu hay không).2. Cost per Click (CPC)
Đây là hình thức chi phí được trả cho mỗi ‘cú nhấp chuột’. Nếu mục tiêu của bạn là tăng lưu lượng truy cập website để phục vụ cho một mục tiêu cụ thể thì CPC sẽ là hình thức bạn nên cân nhắc!3. Cost per Engagement (CPE)
Đây là hình thức mà chi phí được trả cho mỗi tương tác và thường được đo bằng số lượng bình luận, like, share..4. Cost per Lead (CPL)
Lead là thông tin liên hệ mà khách hàng tiềm năng để lại. Đây cũng là tín hiệu ngầm cho phép doanh nghiệp gọi điện tư vấn về các sản phẩm/ dịch vụ cung cấp. Bởi vậy, CPL có thể hiểu là hình thức mà chi phí được trả trên một khách hàng tiềm năng – những người đang tìm hiểu/ quan tâm đến giải pháp doanh nghiệp đem lại.5. Cost per Sale (CPS)/ Cost per Order (CPO)
Hình thức hướng tới tối ưu chi phí trên một đơn hàng. Đây là hình thức mà chi phí bỏ ra mang đến hiệu quả thực tế vào doanh số cuối ngày! Và tùy vào mục tiêu chiến dịch mà doanh nghiệp có thể lựa chọn từng phương thức khác nhau!Các bước triển khai chiến dịch Performance Marketing
Hãy tưởng tượng nếu doanh nghiệp có 500 triệu cho các hoạt động quảng cáo, vậy bạn sẽ sử dụng số tiền đó ra sao để mang về nhiều đơn hàng nhất? Chạy facebook hay google, GDN hay các ad network? Câu trả lời sẽ tùy vào đặc thù từng ngành cũng như số liệu trong quá khứ. Tuy nhiên với những marketer tư duy theo trường phái ‘performance marketing’, thay vì dàn trải trên nhiều mặt trận theo phong trào hay chia đều ngân sách cho từng nền tảng quảng cáo, họ sẽ bắt đầu từ chiến lược kênh:- Đâu là kênh hiệu quả nhất cần ưu tiên ngân sách
- Đâu là kênh chỉ chạy khi ngân sách còn dư?
- Với ngân sách đang có, doanh nghiệp sẽ phủ được tối đa mấy kênh?

Triển khai được một chiến dịch là cả một quá trình