10 BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CƠ BẢN NHẤT
Bạn đang muốn tìm kiếm một quy trình xây dựng thương hiệu chuẩn mực để áp dụng cho start-up của mình trong chặn đường đầu.
Xây dựng thương hiệu là quá trình cần nhiều thời gian, công sức và chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Tuỳ thuôc và quy mô, tính chất của doanh nghiệp, sản phẩm mà cách làm thương hiệu sẽ không hề giống nhau. Nhìn chung, quy trình xây dựng thương hiệu cơ bản được thực hiện theo 10 bước dưới đây:
Các bước xây dựng thương hiệu cơ bản
-
Xác định đúng khách hàng mục tiêu
Bất kể chiến lược xây dựng thương hiệu nào cũng cần lấy đối tượng khách hàng mục tiêu là trọng tâm. Bởi mục đích cuối cùng của việc làm thương hiệu là tìm kiếm khách hàng, gia tăng số lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra về lâu về dài.
Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm có đặc điểm nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, trình độ học vấn) phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, họ là những người có nhu cầu và sẵn sàng chi trả để giải quyết nhu cầu của họ.
Việc chọn lọc đối tượng chính xác sẽ giúp cho người hoạch định chiến lược thương hiệu có thể phần nào phân tích, dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Sau đó đưa ra những chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của họ.
-
Tuyên bố sứ mệnh trọng tâm cho thương hiệu
Sau khi đã lọc được nhóm khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tiến hành tuyên bố sứ mệnh trọng tâm nhất của thương hiệu, hay chính là những mục tiêu, khát khao mà doanh nghiệp muốn hướng đến và những giá trị mà họ muốn được đem lại cho người tiêu dùng.
Hẳn không ai là không biết đến hãng dụng cụ và thời trang thể thao Nike cùng câu slogan “Just Do It” với sứ mệnh là truyền cảm sáng tạo cho mọi thế hệ vận động viên trên toàn cầu.
Thương hiệu của bạn cần có một sứ mệnh rõ ràng
-
Khảo sát phân tích thị trường, thương hiệu khác
Trước khi bắt tay vào xây dựng bất cứ chiến lược gì, việc khảo sát phân tích thị trường, đối thủ là bước không thể thiếu. Việc biết rõ đối thủ của mình đang làm gì, điểm mạnh và điểm yếu của họ sẽ góp phần tạo dựng thành công cho chiến lược của bạn.
- Các khía cạnh mà bạn cần khảo sát, đánh giá bao gồm:
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ của đối thủ
- Kênh truyền thông và chiến lược marketing họ đang áp dụng
- Phản hồi, đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm
- Triết lý và thông điệp mà họ sử dụng
Sau khi đã tìm hiểu được những thông tin cơ bản trên, bạn cần đưa ra đánh giá, phân tích và rút ra được kinh nghiệm cho quá trình làm thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
-
Tạo dựng chất riêng cho thương hiệu
Việc tham khảo, rút kinh nghiệm từ các đối thủ đi trước vào quá trình xây dựng thương hiệu của bạn là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh copy chiến lược bản sắc của đối thủ mà hãy chọn lọc và tạo dựng được chất riêng cho thương hiệu của bạn thông qua những điểm đặc biệt, nổi bật về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, triết lý, thông điệp...
Sự khác biệt là yếu tố quan trọng trong chiến lược
-
Thiết kế logo và câu slogan cho thương hiệu
Logo và câu slogan là 2 yếu tố đầu tiên sẽ thu hút người tiêu dùng nên cần phải đặc biệt đầu tư, chăm chút trong khâu thiết kế logo và tìm ra slogan độc đáo.
Nếu không thể tự mình thiết kế logo và tạo slogan thì bạn nên tìm sự trợ giúp từ các agency. Việc bạn cần làm chỉ cần là đưa ra yêu cầu, phong cách, định hướng của doanh nghiệp để bên phòng marketing thuê ngoài có thể thiết kế một cách nhanh chóng, chuẩn xác nhất.
-
Tìm kiếm một tiếng nói riêng cho thương hiệu
Mỗi thương hiệu cần sở hữu giọng nói riêng để thể hiện rõ nhất sứ mệnh, tầm nhìn và định hướng kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn tông giọng theo hướng thân thiện, sang trọng, chuyên nghiệp hay thương mại hoá… đều được nhưng cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhất. Tiếng nói riêng đặc trưng sẽ giúp cho người tiếp cận dễ định hình về thương hiệu, đồng thời, tạo sự kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp.
-
Xác định thông điệp để xây dựng thương hiệu
Bạn cần phân biệt rõ thông điệp, tagline và slogan. Thông điệp thương gắn liền với mỗi sản phẩm bạn cung cấp, nhằm cho khách hàng thấy vì sao sản phẩm đó quan trọng với họ. Một thông điệp tốt cần ngắn gọn, xúc tích, thể hiện được tính chất của sản phẩm và có sự liên kết với tông giọng đã chọn. Thông điệp hiệu quả còn là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng.
Đâu là thông điệp mà thương hiệu của bạn muốn nhắn gửi tới khách hàng?
-
Giúp cho cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất
Để có thể giúp cho cá tính của thương hiệu tỏa sáng nhất có thể, bạn cần làm nổi bật tất cả các khía cạnh trên, nhưng vẫn phải đảm bảo tính nhất quán từ từ tông giọng khi tương tác với khách hàng, khi truyền tải thông điệp gắn liền với đặc tính sản phẩm...
-
Tạo tính đồng điệu và tích hợp trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Quá trình xây dựng thương hiệu sẽ luôn luôn đi cùng với thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy nên yếu tố thương hiệu luôn phải gắn liền với doanh nghiệp, sản phẩm nhằm tạo nên sự đồng điệu. Bạn có thể tích hợp hình ảnh thương hiệu trên danh thiếp, đồng phục, nội thất văn phòng hay các bao bì sản phẩm…
Ngoài ra, đặc điểm thương hiệu của doanh nghiệp cũng cần được phủ sóng trên các nền tảng social media, công cụ tìm kiếm của Google… để lan tỏa thương hiệu rộng khắp.
-
Tính nhất quán và trung thành cho thương hiệu
Một thương hiệu vững mạnh cần phải đảm bảo tính nhất quán và kiên định với mục tiêu đã đề. Điều này sẽ giúp cho thương hiệu luôn giữ được chất riêng và tạo dựng được niềm tin với nhóm khách hàng trung thành nhất định. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, sẽ có trường hợp doanh nghiệp phải đưa ra điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp nhưng vẫn phải theo đuổi mục tiêu và sứ mệnh, tôn chỉ ban đầu.
Tính nhất quán trong xây dựng thương hiệu
Xem thêm: Xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả
Xem thêm: Xây dựng website bán hàng chuyên nghiệp
Lựa chọn đơn vị xây dựng thương hiệu uy tín
Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc ý nghĩa cũng như 10 bước để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng rằng, bạn đọc đã nắm được bí quyết để tạo dựng một thương hiệu vững mạnh, phát triển.