Sử dụng người có ảnh hưởng để marketing (Influencer marketing) dường như ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, thách thức của hình thức tiếp thị này chính là việc không có một khuôn mẫu nhất định và việc sử dụng influencer lại biến thiên khác nhau theo mỗi thương hiệu hay từng chiến dịch của nhãn hàng.
Nhưng vì influencer marketing (IM) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mang thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, vì lẽ đó, khi đã có được những định nghĩa chung nhất cũng như yếu tố chi tiết để xác định đâu là người ảnh hưởng lý tưởng cho thương hiệu của bạn trên thị trường

-
Influencer là ai?

Hiểu đúng về phương thức tiếp thị này
-
Tại sao thương hiệu cần Influencer và Influencer marketing?
Tại sao?
Như một lẽ tự nhiên, người tiêu dùng có xu hướng tin vào các đề xuất từ bên thứ ba hơn là từ chính thương hiệu hay doanh nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu bạn đặt mình trong một tình huống cá nhân như sau: Bạn đang uống café trong quán quen. Một người hoàn toàn không quen biết, đến bắt chuyện sau đó tự khoác lác về bản thân để thuyết phục bạn trở thành bạn của họ. Sẽ rất khó để bạn tin vào người đó nhiều. Nhưng bạn sẽ tin tưởng hơn nếu có một ai là bạn chung của hai người chia sẻ những điều đó. Influencer chính là người bạn chung, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối thương hiệu với khách hàng mục tiêu.Hiệu quả từ các chiến dịch thực tế
Khi bạn kết hợp với những người ảnh hưởng, thương hiệu không chỉ hưởng lợi từ lượng fan “khủng” của họ mà còn là khách hàng mục tiêu đến từ mạng lưới bạn bè của fan nữa. Và từ việc Influencer hoàn toàn có khả năng điều hướng lưu lượng truy cập tới website, tăng mức độ nhận diện trên mạng xã hội hay bán sản phẩm thông qua những thông tin hay câu chuyện về trải nghiệm của bản thân. Thế nên xu hướng Influencer marketing đang được các chuyên gia tiếp thị hàng đầu dự báo sẽ trở thành tâm điểm trong thời gian ngắn sắp tới.Xem thêm: Website bán hàng chuyên nghiệp Xem thêm: Truyền thông thương hiệu là gì?Đồng thời, với sự sụp đổ của các hình thức tiếp thị truyền thống, đây cũng được coi là một trong những hướng đi hiệu quả nhất để thu hút khách hàng khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng cảnh giác, thờ ơ với biển quảng cáo hay TVC, thay vào đó, họ muốn tự nghiên cứu, tìm hiểu về thương hiệu riêng và nghe về nó từ những người mà họ tin tưởng. Với lợi thế của Influencer – có khả năng tự sản xuất nội dung qua việc chia sẻ thông tin, trải nghiệm về thương hiệu tới những người trung thành thì việc đón đầu xu thế, có được sự ủng hộ của họ trước đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ tạo khác biệt rất lớn trong thành công của doanh nghiệp.

Sẽ là sự bùng nổi cho thương hiệu nếu sử dụng influencer marketing đúng cách
-
Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer là gì?
- Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevence thường được thể hiện qua những yếu tố sau đây:
- Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời trang, phát ngôn
- Demographic (Thông tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, lĩnh vực hoạt động
- Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ đề họ quan tâm
- Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thông tin nhâu khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.