Green Portal

Bài viết: MÔ HÌNH 4P – NHÂN TỐ “VÀNG” TRONG MARKETING

MÔ HÌNH 4P – NHÂN TỐ “VÀNG” TRONG MARKETING

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình 4P trong Marketing. 4P được đánh giá như một công cụ để thực hiện các chiến lược tiếp thị thương hiệu hiệu quả. Vậy 4P trong Marketing là gì? Làm sao để áp dụng chiến lược 4P thành công? Trong bài viết dưới đây, Green Portal sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về mô hình vô cùng quan trọng này cùng cách ứng dụng hiệu quả cho mọi doanh nghiệp.

4P trong Marketing là gì?

Mô hình 4P là gì? Mô hình 4P (Marketing Mix) hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp. Đây là hình thức doanh nghiệp kết hợp sử dụng các công cụ Marketing nhằm quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất. Mô hình 4P trong Marketing được biết đến là mô hình đầu tiên của Marketing Mix. Khác với 7P Marketing, 4P được coi là tập hợp các công cụ tiếp thị với 4 yếu tố cơ bản bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối) và Promotion (xúc tiến).

Mô hình 4P là gì?

Việc xác định và sắp xếp các yếu tố của mô hình 4P trong Marketing cho phép một doanh nghiệp đưa ra những quyết định tiếp thị có lợi ở mọi cấp độ. Các quyết định này sẽ giúp doanh nghiệp: Phát triển những điểm mạnh, điểm độc đáo vốn có và hạn chế cũng như khắc phục điểm yếu còn tồn tại. Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn và dễ dàng thích ứng trên thị trường. Cải thiện được sự hợp tác có lợi giữa những phòng ban khác nhau và các đối tác.

Phân tích 4P trong Marketing

Product (sản phẩm)

Chữ P đầu tiên của mô hình 4P trong Marketing là Product (Sản phẩm). Sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra cần đạt mục đích thỏa mãn nhu cầu của một nhóm người tiêu dùng nhất định. Sản phẩm của doanh nghiệp là vô hình hoặc hữu hình, bởi chúng có thể tồn tại ở dạng dịch vụ hoặc hàng hóa.

Product (Sản phẩm) trong mô hình 4P

Trong giai đoạn phát triển sản phẩm, các nhà tiếp thị cần nghiên cứu sâu rộng về vòng đời của sản phẩm mà họ đang tạo ra. Mỗi một sản phẩm sẽ có một chu kỳ sống nhất định bao gồm: giai đoạn tăng trưởng, phát triển, bão hòa và suy thoái. Điều quan trọng đó là các nhà tiếp thị cần “làm mới” sản phẩm của mình, giúp kích thích nhu cầu của khách hàng khi sản phẩm ở trong giai đoạn bão hòa tới suy thoái.

Học cách đặt câu hỏi theo Price

Để tạo ra và phát triển sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp của bạn cần trả lời được những câu hỏi sau: Khách hàng mong muốn điều gì từ dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn? Sau khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ sử dụng nó như thế nào? Người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm của bạn ở đâu? Sản phẩm của doanh nghiệp cần có những tính năng gì để đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng? Có tính năng cần thiết nào mà doanh nghiệp của bạn đã bị bỏ qua hay không? Doanh nghiệp của bạn có đang tạo ra sản phẩm mang các tính năng mà khách hàng không cần đến không? Doanh nghiệp của bạn đặt tên cho sản phẩm là gì? Cái tên đó đã thực sự hấp dẫn và đáng nhớ hay chưa? Sản phẩm mang các kích thước hoặc màu sắc có sẵn gì? Sản phẩm của doanh nghiệp bạn có độc đáo hay không, có điểm gì khác biệt so với sản phẩm cùng ngành của các đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm mà doanh nghiệp bạn tạo ra trông như thế nào? Sản phẩm được tạo ra cần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Price (giá cả)

Chữ P thứ hai của mô hình 4P là Price (Giá bán). Giá bán chính là chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra trao đổi để lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Giá bán là một trong những thành phần rất quan trọng của chiến lược 4P. Bởi trong giá bán có thị phần, cạnh tranh cùng chi phí nguyên liệu cũng như việc nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm. Việc định giá sản phẩm của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh không những quan trọng mà còn mang tính thách thức. Bởi nếu đặt giá quá thấp, doanh nghiệp sẽ phải tăng số lượng bán trên các đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận. Còn nếu đặt giá quá cao, khách hàng có thể sẽ lựa chọn sản phẩm của đối thủ.

Price (Giá cả) trong mô hình 4P

Với mô hình 4P trong Marketing, việc điều chỉnh giá của sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng lớn đến toàn bộ chiến lược Marketing chung, cũng như doanh số và nhu cầu về sản phẩm trên thị trường. Bởi giá cả luôn giúp hình thành nhận thức về sản phẩm của doanh trong mắt khách hàng. Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp cần xác định được giá trị mà sản phẩm mang lại và có thể áp dụng 3 chiến lược định giá sau: Chiến lược giá thâm nhập thị trường tiêu dùng. Chiến lược thị trường trượt giá. Chiến lược định giá trung lập. Dưới đây là một số câu hỏi cần thiết mà doanh nghiệp cần trả lời được khi định giá sản phẩm: Bạn đã tốn bao nhiêu chi phí để sản xuất ra sản phẩm? Giá trị sản phẩm đem tới cho khách hàng là gì? Bạn có nghĩ rằng việc giảm giá sẽ giúp tăng đáng kể thị phần hay không? Giá bán hiện tại của sản phẩm có thể theo kịp với việc định giá sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh hay không? Áp dụng chiến lược giá hiệu quả vào mô hình 4P trong Marketing

Place (phân phối)

Place tại mô hình 4P trong Marketing đại diện cho những địa điểm, thị trường mà một sản phẩm có thể được mua. Place thường được hiểu là các kênh phân phối bao gồm: cửa hàng hữu hình hoặc là cửa hàng ảo được mở ra trên Internet. Đây là nơi để doanh nghiệp trưng bày, quảng cáo sản phẩm nhằm tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng. Việc cung cấp sản phẩm đến đúng địa điểm và thời gian mà khách hàng yêu cầu được đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng trong mô hình 4P. Bạn cần xác định kênh phân phối sản phẩm của mình tại nơi mà người mua tiềm năng có thể tiếp cận được nhiều nhất. Có nhiều chiến lược phân phối, bao gồm như: Phân phối chuyên sâu, phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc hoặc có lựa chọn chiến lược nhượng quyền thương mại.

Promotion (quảng cáo, xúc tiến)

Promotion là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Promotion bao gồm tất cả các hoạt động với mục đích đảm bảo khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, giúp để lại ấn tượng tốt hoặc thực hiện được việc giao dịch, mua bán đối với khách hàng. Promotion là một thành phần rất quan trọng của hoạt động tiếp thị, giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng. Promotion bao gồm các yếu tố khác nhau như: Tổ chức bán hàng hoặc hoạt động quan hệ công chúng cũng như việc tạo khuyến mãi và quảng cáo.

Promotion (Xúc tiến) trong mô hình 4P

Những hoạt động đó bao gồm: quảng cáo; catalog hoặc quan hệ công chúng, bán lẻ. Cụ thể như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh/phương tiện truyền thông báo chí. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể quảng cáo tại các bảng thông báo; trực tiếp đưa sản phẩm vào phim ảnh hay những video âm nhạc, hoặc tài trợ cho chương trình truyền hình/kênh phát thanh có số lượng công chúng mục tiêu theo dõi đông đảo; bán hàng thông qua điện thoại, giới thiệu sản phẩm tới tận nhà,…

Tổng kết

Mô hình 4P là một trong những mô hình cơ bản nhất mà bất kỳ mô hình nào trong kinh doanh cũng phải áp dụng. Hi vọng rằng những chia sẻ này đến từ Green Portal sẽ giúp bạn hiểu được những giá trị cơ bản của 4P và đối chiếu với các mô hình kinh doanh mà bạn gặp được hằng ngày.